Theo y học hiện đại, đinh lăng chứa các hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm. Củ có 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1, chứa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Toàn bộ cây đinh lăng đều dùng được. Người dân hái lá non thường dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt. Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
Trong Đông y, lá đinh lăng có vị bùi, đắng, thơm, hơi mát có tác dụng lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa. Rễ củ đinh lăng vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức. Lưu ý, khi bào chế nên rút bỏ lõi.
Các tác dụng của cây đinh lăng
- Chữa lành vết thương: Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
- Lợi sữa: Đinh lăng là bài thuốc gọi sữa về cho phụ nữ sau sinh. Người dân lấy một nắm lá đinh lăng rửa sạch đun sôi, chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, tránh uống nước đã bị lạnh. Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, hãm như nước chè để uống hàng ngày.
- Chữa chứng mồ hôi trộm: Trẻ nhỏ nếu thường xuyên ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Chữa bệnh tiêu hóa: Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng nghiền lá cây đinh lăng thành bột mịn và vê lại, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
- Bệnh thận: Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
- Chữa sưng đau cơ khớp: Lấy khoảng 40g lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ dịu đi và mau lành.
Lưu ý, do thành phần Saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có tính phá huyết sẽ làm vỡ hồng cầu, vì vậy chỉ dùng khi cần thiết và phải dùng đúng liều đúng cách bào chế. Chế biến củ đinh lăng nên bỏ lõi.
Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao bởi sẽ bị say thuốc và xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy. Đặc biệt, khi sử dụng rễ đinh lăng phải dùng những cây đã có từ 3-5 tuổi trở lên, không nên dùng những cây quá gia cỗi.
Dự án tọa lạc tại khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, với tổng diện tích là 28,14ha, được quy hoạch hạ tầng đồng bộ, gồm 27 tòa chung cư cao từ 7-9 tầng.
Ngoài ra, dự án cũng triển khai khu thấp tầng với gần 300 căn nhà. Công trình có hệ thống cảnh quan, dịch vụ tiện ích hiện đại như các khu tập thể thao ngoài trời, sân chơi trẻ em, vườn hoa cây xanh,... Các công trình thương mại dịch vụ, trường học được xây dựng ngay trong nội khu, cùng với trạm y tế và các cơ sở hạ tầng sẵn có trên địa bàn.
Dự án dự kiến hoàn thành trong 5 năm.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đánh giá, đây là dự án quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển về nhà ở xã hội của TP, đảm bảo an cư cho người dân, trong đó có những lao động phục vụ các doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Đình Vũ - Cát Hải.
Tại lễ khởi công, ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vingroup cho rằng, dự án hoàn thành không chỉ góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội của Chính phủ mà còn tạo tiền đề đưa Hải Phòng trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về phát triển nhà ở xã hội, thúc đẩy an sinh xã hội trên địa bàn thành phố.
" alt=""/>Hải Phòng khởi công dự án hơn 4.000 căn nhà ở xã hộiTrước đó, anh L.A.H. (37 tuổi) được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim từ năm 2021. Ở thời điểm này, chức năng co bóp của cơ tim chỉ còn 18%. Tuy nhiên, do dịch Covid-19, anh không thể đi khám và tiếp cận các phương tiện chẩn đoán chính xác.
Từ tháng 7/2023, khi triệu chứng khó thở ngày càng nặng, anh đến khám tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch không chỉ xác định rõ tình trạng bệnh của anh mà còn phát hiện anh có nhóm máu Rh âm tính - một nhóm máu hiếm.
Sau quá trình điều trị, tình trạng khó thở của anh được cải thiện. Đồng thời, anh đã đăng ký vào danh sách chờ ghép tim. Tuy nhiên, anh và gia đình cũng rất bất ngờ khi 12h trưa ngày 24/8 nhận được thông báo chuẩn bị nhập viện để ghép.
Trái tim ghép cho anh H. được hiến từ một người đàn ông 32 tuổi ở Hà Nội. Qua chặng đường xuyên Việt và tranh thủ từng giây từng phút, đến nay, trái tim đó đã an toàn, đập khỏe trong lồng ngực mới.
Sau ngày đầu phẫu thuật cần sự chăm sóc đặc biệt, đến ngày thứ hai, anh H. đã có thể ngồi dậy và tự đứng lên. Đến ngày thứ năm, anh đã có thể đứng thẳng, tự ăn cháo và trò chuyện vui vẻ với mọi người.
"Tôi muốn nói lời biết ơn từ tận đáy lòng trước nghĩa cử cao đẹp của gia đình người hiến. Họ đã cho tôi một cuộc đời mới. Bây giờ, tôi muốn chạy bộ và được về nhà" - anh H. chia sẻ.
Hiện tại, anh L.A.H vẫn đang được chăm sóc hậu phẫu tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
“Trái tim - phần đặc biệt của cơ thể - là cơ quan duy nhất không thể tặng mà người hiến vẫn còn sống. Ý nghĩa cao đẹp của sự trao tặng ấy luôn được khắc ghi không chỉ bởi người nhận, mà còn lan tỏa niềm tin và khát vọng sống mãnh liệt cho nhiều người mắc bệnh tim hiểm nghèo khác” - bác sĩ Thuỷ nói.
Như VietNamNetđã đưa tin, đêm 22/8 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) tiếp nhận anh N.Đ.T. (32 tuổi) nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng.
Sau nhiều lần kiểm tra, đánh giá lâm sàng, chiều 24/8, các chuyên gia đầu ngành kết luận bệnh nhân chết não. Gia đình anh T. đã vượt qua nỗi đau, quyết định hiến tạng của người thân để mang lại sự sống cho những người khác.
Sau khi có chỉ đạo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, trái tim của người hiến được vận chuyển vào Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM để ghép cho một bệnh nhân có bệnh lý tim nặng. Gan, thận, giác mạc của anh T. được ghép cho các bệnh nhân khác tại Bệnh viện Việt Đức, Xanh Pôn và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ngay trong đêm 24/8, trái tim người hiến đã vượt hàng ngàn km, kịp thời có mặt tại phòng mổ Bệnh viện Đại học Y dược. Đến 2h05 sáng 25/8, ca ghép hoàn tất, trái tim đã đập những nhịp đầu tiên trong lồng ngực mới.